Ải Chi Lăng trong thi văn Ải_Chi_Lăng

Lúa xanh tươi nơi ải xưa

Từ thế kỷ 14, tể tướng nhà TrầnPhạm Sư Mạnh, dừng chân trước Ải Chi Lăng trên bước đường tuần thú xứ Lạng đã cảm thán trong bài Chi Lăng động khi Lâu phong bạt mã cao hồi thủ (trước gió ghì cương ngựa, lên cao ngoảnh đầu nhìn) với câu thơ:

Chi Lăng quan hiểm dữ thiên tề (Chi Lăng ải hiểm tựa lên trời).

Năm 1804 thời nhà Nguyễn, thi hào Nguyễn Du trên đường đi sứ sang nhà Thanh khi qua Chi Lăng có vịnh thơ Quỷ Môn đạo trung rằng:

鬼門道中鬼門石徑出雲棍征客南歸欲斷魂樹樹東風吹送馬山山落月夜啼猿中旬老態逢人懶一路寒威仗酒温山塢何家大貪睡日高猶自掩柴門"Quỷ Môn đạo trung"Quỷ Môn thạch kính xuất vân cônChinh khách nam quy dục đoạn hồnThụ thụ đông phong xuy tống mãSơn sơn lạc nguyệt dạ đề viênTrung tuần lão thái phùng nhân lãnNhất lộ hàn uy trượng tửu ônSơn ổ hà gia đại tham thụyNhật cao do tự yểm sài môn"Đường qua Ải Quỷ Môn"Quỷ Môn đường đá tỏa mây tuônLữ khách về Nam sợ mất hồnGió thổi cây cây chùn ngựa tiễnTrăng tàn núi núi vượn kêu dồnTrung niên già thói lười nghênh kháchThấm lạnh trên đường rượu uống luônXóm núi nhà ai ham ngủ quáThen cài cửa đóng nắng cao vươn.(Thảo Nguyên dịch)[4]

Tuy ý chính bài thơ là vịnh cảnh trên đường đi sứ nhưng tác giả cũng nhắc lại hiểm địa Chi Lăng đối với quân Tàu khiến "lữ khách về Nam sợ mất hồn".